Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Eco Thăng Long đã xây dựng hàng trăm công trình nhà ở tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Đồng thời, công ty cũng nhận được rất nhiều các câu hỏi từ khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng. Trong đó, xây nhà tạm có phải xin giấy phép không là một câu hỏi được một số gia đình quan tâm khi họ chỉ xây nhà tạm mà không phải xây cố định. Thực chất, nếu bạn ở các tỉnh lẻ, hoặc tại khu vực nông thôn thì chắc chắn bạn sẽ không quan tâm đến vấn đề này, bởi ở khu vực nông thôn bạn chưa cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng khi ở các thành phố lớn, như Hà Nội hoặc TPHCM, việc xây nhà cần phải xin giấy phép để đảm bảo đúng thủ tục, đúng quy trình. Vậy trong trường hợp bạn muốn xây nhà tạm thì có cần thiết phải xin giấy phép không? Câu trả lời là có, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể, và chỉ phải xin giấy phép khi bạn xây nhà tạm ở đô thị, hoặc khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị được phê duyệt.
Nhà tạm được hiểu như thế nào là đúng?
Xây nhà tạm hiểu đơn giản là ngôi nhà đó có thời hạn sử dụng, đó là là một nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời gian nhất định theo quy hoạch xây dựng. Và thông thường, nhà tạm không đảm bảo các tiện nghi sử dụng tối thiểu, thiếu các tiện ích sinh hoạt tối thiểu (ít hoặc nhiều) như bếp, vệ sinh… Đồng thời, nhà tạm thường được xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, không đảm bảo về chất lượng, độ bền theo thời gian. Do vậy, những nhà tạm thường chỉ có hạn sử dụng trong thời gian ngắn, thông thường chỉ dưới vài năm.

Những công trình được miễn xin giấy phép xây dựng theo Luật
Quy trình xin cấp phép xây dựng xây nhà tạm
Về quy trình xin cấp phép xây dựng nhà ở đã được quy định rất rõ trong Luật. Bạn có thể liên hệ Công ty cổ phần xây dựng Eco Thăng Long hoặc các đơn vị chuyên tư vấn Luật để nắm thông tin đầy đủ về quy trình này. Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn một số nội dung của vấn đề liên quan đến việc cấp phép xây dựng để bạn có thể tham khảo:
Cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phép xây dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ xin phép của cá nhân, hoặc tổ chức. Sau đó, họ có trách nhiệm kiểm tra, ghi giấy biên nhận đối với những trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu. Đồng thời, đối với những hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền này sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn để CĐT hoàn thiện hồ sơ xin phép.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà ở (bao gồm cả cấp phép xây nhà tạm) sẽ có trách nhiệm theo dõi và trả kết quả hoặc thông báo cho CĐT về hồ sơ cấp phép.
Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cấp phép của CĐT, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ sẽ tiến hành xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần). Đồng thời, đơn vị này cần phải xác định những tài liệu còn thiếu hoặc không đúng với quy định để CĐT có thể hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi tất cả các thông tin đã hoàn chỉnh, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp phép cho CĐT.